Bài viết là ấn phẩm chung của TND Legal và Kiến Thức Pháp Lý. Bài viết được dịch bởi Sỹ Ngọc Thuỳ Trang từ bài “Doing Business in Fintech in Vietnam: A Regulatory Overview on Selected Sectors” do Nguyễn Quốc Bảo (lead-author) và Hoàng Thị Thảo Như (co-author) đăng tải tại IR Global. Xem bài viết tiếng Anh tại ĐÂY.
Công nghệ tài chính (Fintech) đang phát triển ngày càng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Fintech hiện tại đang định hình lại phương thức các dịch vụ tài chính được cung cấp cho công chúng. Theo đó, các bên đóng vai trò trung gian dần bị loại bỏ, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào các tổ chức ngân hàng truyền thống trong hệ thống tài chính. Nhìn chung, thị trường tài chính được cấu thành từ ba nhánh chính, bao gồm ngân hàng, thị trường vốn và bảo hiểm[1]. Bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn về hành lang pháp lý hiện tại ở Việt Nam đối với từng nhánh nói trên, bao gồm:
- Nhánh ngân hàng: Lĩnh vực thanh toán. Cụ thể là ví điện tử và dịch vụ thanh toán xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp (“B2B”);
- Nhánh ngân hàng và thị trường vốn: Gọi vốn cộng đồng. Cụ thể là gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay và hình thức góp vốn cổ phần; và
- Nhánh bảo hiểm: Công nghệ bảo hiểm (InsurTech).
Xem chi tiết như bên dưới.
[1] Mark Fenwick, Steven Van Uytsel, Bi Ying, Regulating Fintech in Asia – Global Context, Local Perspectives
(Springer 2020) 21.
Xem thêm thông tin tác giả tại ĐÂY.
- HẠN CHẾ RỦI RO TỪ ĐIỀU KHOẢN CAM ĐOAN, BẢO ĐẢM VÀ BỒI HOÀN TRONG GIAO DỊCH M&A – GÓC NHÌN TỪ BÊN BÁN - Tháng Bảy 21, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Phần 3) - Tháng Năm 25, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) - Tháng Mười Một 11, 2023