By Bao Nguyen

ĐIỀU KHOẢN “HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN”: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI ĐƯA VÀO LÀ MỘT ĐIỀU KHOẢN MẶC ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG (PHẦN 3)

Phần 3 – Một vài gợi ý về việc soạn thảo điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Tải và xem bản PDF của bài viết tại ĐÂY.

Xem lại Phần 1 – Định nghĩa, điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và một số bình luận vụ việc CGV ĐÂY.

Xem lại Phần 2 – Hệ quả pháp lý liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại ĐÂY.

Tác giả cho rằng một điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (hardship) được cơ cấu tốt là điều khoản vừa mang tính khái quát và linh động nhưng đồng thời cũng phải xác định và cụ thể[1]. Khái quát và linh động vì hardship nhắm đến một sự kiện khách quan không thể lường trước được trong tương lai, vậy nên không ai có đủ khả năng dự trù chi tiết từng vấn đề có thể phát sinh trong suốt thời hạn của hợp đồng. Xác định và cụ thể vì nếu mức độ khái quát quá lớn, việc giải thích và áp dụng hardship sẽ trở nên tuỳ tiện.

Điều khoản hardship thông thường sẽ có 2 phần chính, trong đó phần 1 đưa ra định nghĩa về hardship và phần 2quy định về hệ quả của hardship[2], đã được phân tích cụ thể trong hai bài viết trước đó, tác giả tóm lược như sau:

“Phần 1 – Định nghĩa hardship”

BLDS 2015 không đưa ra một định nghĩa hardship cụ thể mà chỉ dừng lại ở việc xác định các điều kiện mà hardship cần phải hội tụ đủ[3]. Để cụ thể hoá quy định của BLDS 2015, người soạn thảo điều khoản hardship cần lượng hoá được các điều kiện mang tính định tính này, đặc biệt là hai điều kiện sau:

  • Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác[4]; và
  • Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên[5].

Phần 2 – Hệ quả của hardship

Điều khoản hardship được xây dựng trong một hợp đồng cần lấp đầy những khoảng trống pháp lý về hệ quả của hardship quy định tại BLDS 2015[6]. Cụ thể là chi tiết hoá các vấn đề sau: 

  • Việc đàm phán để sửa đổi hợp đồng cần được xem là giải pháp ưu tiên khi xảy ra hardship; và
  • Xây dựng các nguyên tắc “định tính”, “định lượng khái quát” và “định lượng cụ thể” trở thành các nguyên tắc cốt lõi điều chỉnh và dẫn dắt quá trình đàm phán hay làm cơ sở để cơ quan giải quyết tranh chấp tiến hành sửa đổi hợp đồng. 

Tham khảo một điều khoản hardship gợi ý đối một hợp đồng thuê mặt bằng (“Địa Điểm Thuê”) từ bên cho thuê (“Bên Cho Thuê”) để bên thuê (“Bên Thuê”) kinh doanh bán lẻ hàng hoá như sau: 

Điều 25. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

25.1. Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản” là hoàn cảnh xảy ra khi có sự kiện làm thay đổi [cơ bản/nghiêm trọng] sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ của một Bên trong Hợp Đồng (“Bên Bị Ảnh Hưởng”). Để rõ ràng, bất kỳ hoàn cảnh nào thoả mãn toàn bộ các điều kiện dưới đây đều được xem là Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản:

(a) Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản diễn ra sau thời điểm Hợp Đồng này được ký kết; Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản là khách quan và không thể lường trước được bởi Bên Bị Ảnh Hưởng tại thời điểm Hợp Đồng này được ký kết; 
(b) Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Bên Bị Ảnh Hưởng không đạt được mục đích của việc giao kết Hợp Đồng này và nếu tiếp tục thực hiện Hợp Đồng thì Bên Bị Ảnh Hưởng sẽ gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng. Để rõ ràng, các trường hợp mà mục đích của việc giao kết Hợp Đồng này được xem là không đạt được và thiệt hại mà Bên Bị Ảnh Hưởng gánh chịu nếu tiếp tục thực hiện Hợp Đồng này được xem là nghiêm trọng bao gồm [nhưng không giới hạn]:

(i) Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản khiến chi phí mà Bên Bị Ảnh Hưởng phải chi trả để thực hiện Hợp Đồng này (“Chi Phí”) và lợi ích tương ứng mà Bên Bị Ảnh Hưởng thu được từ việc thực hiện Hợp Đồng này (“Lợi Ích Nhận Được”) có sự chênh lệch một cách nghiêm trọng. Cho mục đích của tiểu mục (i) này, chênh lệch nghiêm trọng được hiểu khi tỷ lệ Chi Phí trên Lợi Ích Nhận Được xác định trên cơ sở từng tháng (“Tỷ Lệ Chi Phí/Lợi Ích”) thuộc một trong các trường hợp sau:

[…]


Vui lòng xem đầy đủ điều khoản mẫu và bình luận bằng cách tải file PDF của bài viết này tại link được dẫn chiếu ở phần đầu.



[1]           Karen Kemp, “Applying the Hardship Clause” (1983) 1 J Energy & Nat Resources L 119, 122. 

[2]           Hubert Konarski, “Force Majeure and Hardship Clauses in International Contractual Practice” (2003) 2003 Int’L Bus LJ 405, 420.

[3]           BLDS 2015, Điều 420.1; Xem lại Phần 1 của chuỗi bài viết này. 

[4]           BLDS 2015, Điều 420.1(c). 

[5]           BLDS 2015, Điều 420.1(d). 

[6]           Xem lại Phần 2 của chuỗi bài viết này. 

[7]           Xem thêm Phần 1 của chuỗi bài viết này. 

Bao Nguyen

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Kiến Thúc Pháp Lý Logo

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Kiến Thức Pháp Lý.