TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ CẦN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ (GCN ĐKĐT)?

Luật đầu tư hiện hay quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Đề cập về khía cạnh các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, vậy trường hợp nào phải xin GCN ĐKĐT đôi khi khiến một số doanh nghiệp, tổ chức lúng túng.

Trước khi tìm hiểu, chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm của luật định tại Điều 3, Luật Đầu tư 2014 như sau:

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định;

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCN ĐKĐT) là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư;

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế:

Đây là trường hợp thông thường, khá phổ biến khi một cá nhân, tổ chức nươc ngoài đến đầu tư kinh doanh bằng hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới. Tổ chức kinh tế có thể ở dưới các loại hình doanh nghiệp gồm: công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Theo đó, hình thức đầu tư này bắt buộc phải có dự án đầu tư và phải thực hiện thủ tục cấp GCN ĐKĐT (căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư).

Trường hợp 2: Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Đây là trường hợp các cá nhân, tổ chức nước ngoài lựa chọn một tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) đã được thành lập từ trước đó tại Việt Nam và mua lại cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của doanh nghiệp đó và nắm quyền sở hữu.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư không cần tiến hành thủ tục cấp GCN ĐKĐT, nghĩa là nhà đầu tư không cần phải có dự án đầu tư nhưng phải tiến hành thủ tục xin chấp thuận góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư.

Trường hợp 3: Nếu tổ chức kinh tế ở trường hợp 1 và trường hợp 2 (sau khi được cá nhân, tổ chức nước ngoài nắm giữ toàn bộ hoặc 1 phần cổ phần, vốn góp) tiến hành thực hiện một hoạt động đầu tư kinh doanh mới khác thì có cần xin GCN ĐKĐT không?

Câu trả lời trong trường hợp này là 50/50, bởi vì, căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư thì:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  •  Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Vậy nếu tổ chức kinh tế được thành lập trong trường hợp 1 và tổ chức kinh tế có vốn của nước ngoài trong trường hợp 2, khi muốn thực hiện một hoạt động đầu tư kinh doanh mới cần xem xét có rơi vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư hay không, nếu có thuộc khoản 1 Điều 23 thì bắt buộc phải xin GCN ĐKĐT, nếu không thì không cần, mà chỉ cần tiến hành thủ tục như một cá nhân, tổ chức Việt Nam thông thường, ví dụ, muốn thành lập doanh nghiệp thì tuân theo quy định của luật doanh nghiệp mà không cần xin GCN ĐKĐT theo Luật Đầu tư.

Bao Nguyen

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Kiến Thúc Pháp Lý Logo

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Kiến Thức Pháp Lý.