[INFOGRAPHIC] CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ: CÁC MỐC THỜI GIAN, TRÌNH TỰ VÀ ĐỢT THANH TOÁN [PHẦN 2]

Tiếp theo Phần 1, Phần 2 sẽ mô tả quy trình thực hiện giao dịch chuyển nhượng HĐMB thông qua các bước cơ bản.

Xem thêm:

Phần 1 – [Infographic] Chuyển nhượng hợp đồng mua bán: Các mốc thời gian
Phần 3 – [Infographic] Chuyển nhượng hợp đồng mua bán: Đợt thanh toán

[BƯỚC 1] LẬP VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HĐMB

Văn bản chuyển nhượng HĐMB có thể do các bên thoả thuận tự soạn thảo và sau đó cùng thực hiện thủ tục công chứng. Mẫu văn bản chuyển nhượng HĐMB được đính kèm tại Phụ lục số 24 của Thông tư 19/2016/TT-BXD (“Thông tư 19/2016“).

Bấm vào ĐÂY để tải mẫu văn bản chuyển nhượng HĐMB

Tuy nhiên, trên thực tiễn, mỗi văn phòng công chứng đều có một mẫu văn bản chuyển nhượng HĐMB và thông thường đều đa phần yêu cầu các bên trong giao dịch sử dụng mẫu do văn phòng công chứng cung cấp để bảo đảm giá trị về mặt pháp lý. Thực tiễn này khiến cho một số giao dịch có những điều khoản đặc biệt hơn so với các giao dịch còn lại trở nên ách tắc do văn phòng công chứng từ chối công chứng các văn bản chuyển nhượng HĐMB không theo mẫu do văn phòng công chứng cung cấp. Do đó, trước khi ký kết văn bản chuyển nhượng, cần kiểm tra kỹ các yêu cầu của văn phòng công chứng dự định thực hiện việc công chứng nhằm tránh những ách tắc diễn ra sau này.

Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, việc lập văn bản chuyển nhượng HĐMB và công chứng văn bản chuyển nhượng được xem là hai bước tách biệt. Tuy nhiên, do thực tiễn văn bản chuyển nhượng đều theo mẫu do văn phòng công chứng cung cấp, việc lập văn bản chuyển nhượng và công chứng thông thường được thực hiện cùng một lúc tại văn phòng công chứng .

[BƯỚC 2] CÔNG CHỨNG VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG

Như đã đề cập ở trên, Bước 1 và Bước 2 trên thực tế thường được gộp chung làm một.

Hồ sơ để yêu cầu văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng được quy định tại Điều 33.2 của Thông tư 19/2016. Theo quy định hiện hành, để có thể tiến hành chuyển nhượng HĐMB, bên chuyển nhượng phải hoàn tất các nghĩa vụ tồn đọng đối với chủ đầu tư theo HĐMB, bao gồm nhưng không giới hạn (1) các khoản thanh toán đến hạn theo HĐMB; (2) các khoản lãi chậm thanh toán, phí quản lý vận hành, phí bảo trì (nếu có). Do đó, để có cơ sở công chứng văn bản chuyển nhượng HĐMB, văn phòng công chứng có thể yêu cầu xác bên chuyển nhượng phải cung cấp xác nhận từ CĐT về các nghĩa vụ tồn đọng của bên chuyển nhượng theo HĐMB và xác nhận của cả bên chuyển nhượng lẫn CĐT là hồ sơ xin sổ hồng chưa được nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

[BƯỚC 3] NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Lưu ý là nội dung bài viết này chỉ nhắm đến bên chuyển nhượng là cá nhân. Cần lưu ý thoả thuận trước tại văn bản chuyển nhượng HĐMB là bên nào sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng.

[BƯỚC 4] XÁC NHẬN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

Đây là bước cuối cùng trong quy trình chuyển nhượng HĐMB. Sau khi được CĐT xác nhận lên văn bản chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng đối với CĐT theo HĐMB.

Xem tiếp về đề xuất các đợt thanh toán trong giao dịch chuyển nhượng HĐMB tại ĐÂY.

Bao Nguyen

Chia sẻ bài viết

2 Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Kiến Thúc Pháp Lý Logo

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Kiến Thức Pháp Lý.