Dù Luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, các văn bản hướng dẫn chính thức hiện hành của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa được chính thức ban hành. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp cũng như các đơn vị tư vấn bối rối khi tiến hành nộp và xử lý hồ sơ đầu tư (do không biết sử dụng theo biểu mẫu nào) cho các cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm giao thời này.
Ngày 31/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Công văn số 8909/BKHĐT-PC về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.
Tải Công văn 8909 tại ĐÂY.
Những điểm đáng lưu ý của Công văn 8909 được tóm tắt dưới đây.
Đối với biểu mẫu hồ sơ sử dụng
Tải phụ lục của Công văn 8909 quy định vê các biểu mẫu tại ĐÂY.
Đây cũng là các biểu mẫu được sử dụng tại dự thảo thông tư hướng dẫn biểu mẫu thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, trừ trường hợp thông tư chính thức được ban hành có điều chỉnh so với dự thảo, các biểu mẫu này sẽ được áp dụng không chỉ cho giai đoạn chuyển tiếp mà còn là giai đoạn sau khi Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư liên quan đến vấn đề thủ tục đầu tư có hiệu lực.
Đối với thủ tục đăng ký góp vốn
Với việc phải xem xét các yếu tố liên quan đến “quốc phòng, an ninh”, đầu mục hồ sơ để xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần đã nhiều hơn so với thời kỳ của Luật Đầu tư 2014.
Theo đó, đầu mục hồ sơ bao gồm:
(1) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, trong đó điểm nổi bật là cần phải ghi nhận thêm (i) giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và (ii) thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của bên nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần [Tương tự như khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực]
(3) Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp [Đây là đầu mục hồ sơ mới]
(4) Văn bản kê khai kèm bản sao Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận góp vốn, cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài [Đây là đầu mục hồ sơ mới – lưu ý chỉ áp dụng đối với trường hợp quy định tại Điều 24.2(b) và (c) của Luật Đầu tư 2020).
Xem thêm bài viết phân tích về vấn đề xem xét điều kiện bảo đảm an ninh, quốc phòng của Luật Đầu tư 2020 tại ĐÂY.
Đối với việc xem xét điều kiện bảo đảm an ninh, quốc phòng
Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tiến hành lấy ý kiến trực tiếp từ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các trường hợp quy định tại Điều 26.2(c) và Điều 31.1(d) Luật Đầu tư 2020.
Đối với các hồ sơ dự án đầu tiếp nhận trước ngày 01/01/2020
Trường hợp đã quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP
Trường hợp có thời hạn giải quyết sau ngày 01/01/2020, nhà đầu tư sẽ phải nộp bổ sung các giấy tờ theo yêu cầu của Luật Đầu tư 2020.
Xem thêm thông tin tác giả tại ĐÂY.
- HẠN CHẾ RỦI RO TỪ ĐIỀU KHOẢN CAM ĐOAN, BẢO ĐẢM VÀ BỒI HOÀN TRONG GIAO DỊCH M&A – GÓC NHÌN TỪ BÊN BÁN - Tháng Bảy 21, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Phần 3) - Tháng Năm 25, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) - Tháng Mười Một 11, 2023