Trong các hợp đồng / thỏa thuận điều chỉnh đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên / cổ đông của một công ty hiện nay[1], đặc biệt là đối với các hợp đồng / thỏa thuận có sự tham gia của một hoặc một số nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta thường được tiếp xúc với các quyền thành viên / quyền cổ đông (shareholders’ rights) tương đối mới lạ và chưa được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Do đó, bài viết này nêu và phân tích một cách tổng quan để bạn đọc có thể hiểu, áp dụng và cơ cấu một cách phù hợp các quyền thành viên / cổ đông dưới đây để bảo vệ tốt nhất lợi ích cho khách hàng.
Các quyền dưới đây có thể được áp dụng cho cả loại hình (i) công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc (ii) công ty cổ phần. Trong phạm vi bài viết này, thuật ngữ “cổ đông” được sử dụng sẽ bao hàm ý nghĩa bao hàm cả thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông đối với công ty cổ phần.
Tùy thuộc vào cấu trúc từng công ty, thỏa
thuận đạt được giữa các nhà đầu tư, mục đích / cách thực thi các quyền được nêu
ra dưới đây có thể thay đổi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến
mục đích / cách thực thi quyền phổ biến nhất áp dụng cho mỗi quyền được phân
tích tại đây. Trong quá trình cơ cấu thỏa thuận thành viên / thỏa thuận cổ đông
/ điều lệ, luật sư tư vấn cần xem xét đến cơ cấu, loại hình công ty, mục đích
mà mỗi nhà đầu tư mong muốn đạt được và bản chất giao dịch để có thể điều chỉnh
/ soạn thảo từng quyền cụ thể cho phù hợp với giao dịch đang thực hiện.
Cần lưu ý rằng ngoại trừ quyền từ chối đầu tiên đã được quy định tương đối rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp, các quyền khác vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nước. Do đó, để tránh các tranh chấp tiềm tàng có thể phát sinh sau này, khi cơ cấu các quyền này tại các hợp đồng / thỏa thuận, cần quy định một cách cụ thể, chi tiết và xác định rõ ràng trình tự, thủ tục thực hiện quyền.
Các quyền này hoàn toàn có thể áp dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau trong cùng một hợp đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp áp dụng kết hợp, cần lưu ý về tính logic trong việc áp dụng và trường hợp áp dụng để có thể vận dụng các quyền này một cách phù hợp nhất đối với bản chất của từng giao dịch.
[1] Các hợp đồng / thỏa thuận này thường được cơ cấu dưới dạng (i) hợp đồng / thỏa thuận liên doanh (joint venture agreement); (ii) hợp đồng / thỏa thuận đầu tư thành lập công ty; (iii) thỏa thuận thành viên / thỏa thuận cổ đông (members’ agreement / shareholders’ agreement)
[2] https://www.investopedia.com/terms/c/calloption.asp
[3] https://www.investopedia.com/terms/p/putoption.asp
- LỰA CHỌN CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN - Tháng Một 12, 2025
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA TRỌNG TÀI: CƠ CHẾ MỚI, ÁP DỤNG RA SAO? - Tháng Một 6, 2025
- HẠN CHẾ RỦI RO TỪ ĐIỀU KHOẢN CAM ĐOAN, BẢO ĐẢM VÀ BỒI HOÀN TRONG GIAO DỊCH M&A – GÓC NHÌN TỪ BÊN BÁN - Tháng bảy 21, 2024