Các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến sự kiện bất khả kháng (Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005) là tương đối trừu tượng và dễ dẫn đến những tranh chấp khi áp dụng trên thực tế. Do đó, việc xây dựng và chuẩn hoá một điều khoản liên quan đến sự kiện bất khả kháng là việc rất cần thiết để hạn chế các rủi ro pháp lý trong tương lai.
Như đề cập tại bài viết “Sự kiện bất khả kháng và các vấn đề pháp lý đáng lưu tâm”, phương pháp định nghĩa sự kiện bất khả kháng mà BLDS 2015 đang áp dụng vừa có ưu và nhược điểm. Do đó, để xác định cụ thể được sự kiện nào là sự kiện bất khả kháng trong một điều khoản hợp đồng, tác giả cho rằng cần thiết phải kết hợp cả phương pháp định nghĩa và phương pháp liệt kê.
Xem thêm bài viết “Sự kiện bất khả kháng và các vấn đề pháp lý đáng lưu tâm” tại ĐÂY.
Theo đó, tuỳ vào tính chất của từng giao dịch cụ thể, các bên có thể đưa vào các sự kiện bất khả kháng có thể được xem là dễ xảy ra nhất đối với giao dịch đó.
Ví dụ:
- Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hoá: các sự kiện liên quan đến thảm hoạ thiên nhiên (bão, lũ lụt, thiên tai, v.v.)
- Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (có thực hiện việc nhập khẩu): các sự kiện liên quan đến việc thay đổi pháp luật.
- Đối với hợp đồng sản xuất / gia công: các sự kiện liên quan đến đình công, bạo loạn, v.v.
Đối với phương pháp liệt kê, như đề cập tại ví dụ nêu trên, thực tiễn cho thấy các điều khoản của hợp đồng thường liệt kê các sự kiện bất khả kháng vào 3 nhóm, gồm:
(1) Nhóm 1 (Thiên tai – Act of God): bão, lũ lụt, động đất, sóng thần, v.v.
(2) Nhóm 2 (Các sự kiện liên quan đến con người – Act of Human): đình công, bạo loạn, chiến tranh, v.v.
(3) Nhóm 3 (Thay đổi pháp luật – Change of laws): sự thay đổi các chính sách pháp luật của Chính phủ.
Phương pháp liệt kê tuy rất cụ thể và rõ ràng nhưng lại không thể bao hàm toàn bộ các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Để khắc phục điều này, các bên sẽ đồng thời xây dựng điều khoản bất khả kháng trên các tiêu chí chung theo Điều 156.1 của BLDS 2015.
Bên cạnh đó, các thủ tục / hệ quả / cách giải quyết sự kiện bất khả kháng cũng cần được quy định một cách cụ thể trong hợp đồng để dễ dàng cho việc áp dụng.
Điều khoản bất khả kháng mẫu đề xuất
Trên cơ sở các phân tích nêu trên, tác giả đề xuất sử dụng điều khoản bất khả kháng mẫu sau trong các hợp đồng / thoả thuận để có thể hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý vào tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc áp dụng.
Tiếng Việt:
“Điều XX. Sự kiện bất khả kháng
XX.1. Sự Kiện Bất Khả Kháng nghĩa là một sự kiện không thể lường trước được và việc xảy ra và hệ quả của sự kiện này không thể ngăn chặn được hoặc tránh khỏi bởi Các Bên, bao gồm nhưng không giới hạn, bão, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất và các loại thiên tai khác, bạo động, chiến tranh (dù được tuyên bố hoặc không được tuyên bố), tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia (dù được tuyên bố hoặc không được tuyên bố), đảo chính, gây rối, biến động chính trị và các hành động quân sự tương tự, bất ổn dân sự và đình công, bãi công và các tranh chấp lao động khác hoặc các hoạt động, tẩy chay, biện pháp chế tài, lệnh cấm do sự thay đổi của pháp luật, hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng bùng phát ảnh hưởng đến dân số chung do cơ quan y tế công bố.
XX.2. Trường hợp do hậu quả trực tiếp của Sự Kiện Bất Khả Kháng mà một Bên trong Hợp Đồng không thể thực hiện được toàn bộ hoặc một phần các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận tại Hợp Đồng này, thì Bên gặp phải Sự Kiện Bất Khả Kháng đó (“Bên Bị Bất Khả Kháng”) sẽ không bị coi là vi phạm Hợp Đồng này nếu các điều kiện sau được thỏa mãn:
(a) Sự Kiện Bất Khả Kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Bên Bị Bất Khả Kháng phải ngừng, chậm trễ, hoặc bị cản trở trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng này; và
(b) Bên Bị Bất Khả Kháng đã nỗ lực tối đa để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng này và để giảm thiểu các tổn thất phát sinh từ Sự Kiện Bất Khả Kháng cho Bên kia; và
(c) Tại thời điểm xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, Bên Bị Bất Khả Kháng phải ngay lập tức thông báo cho Bên kia bằng văn bản (“Thông Báo Sự Kiện Bất Khả Kháng”), cung cấp thông tin bằng văn bản về sự kiện đó trong vòng [aa] ngày kể từ ngày xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, bao gồm một văn bản giải trình về lý do trì hoãn việc thực hiện hoặc thực hiện một phần Hợp Đồng này và các biện pháp được thực hiện để khắc phục Sự Kiện Bất Khả Kháng.
Bên Bị Bất Khả Kháng sẽ được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ [nếu các bên muốn chọn loại nghĩa vụ được miễn trừ – dẫn chiếu điều khoản này tại điều khoản quy định về nghĩa vụ đó] kể từ ngày có Thông Báo Sự Kiện Bất Khả Kháng và kéo dài trong suốt thời gian xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng (phụ thuộc vào Điều XX.3 bên dưới), và trong phạm vi mà Bên Bị Bất Khả Kháng không thể thực hiện các nghĩa vụ của mình do diễn ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, và sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại của việc không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện các nghĩa vụ của mình.
XX.3. Sửa đổi và chấm dứt
Nếu Sự Kiện Bất Khả Kháng diễn ra và tiếp tục trong khoảng thời gian [bb] ngày liên tục (“Tình Huống A”) hoặc [cc] ngày cộng dồn trong khoảng thời gian ba trăm sáu mươi (360) ngày (“Tình Huống B”), Các Bên sẽ quyết định việc có sửa đổi Hợp Đồng này hay không do tác động của Sự Kiện Bất Khả Kháng. Nếu không thể đạt được thỏa thuận về việc điều chỉnh Hợp Đồng, đối với Tình Huống A thì trong vòng mười [dd] kể từ ngày của Thông Báo Sự Kiện Bất Khả Kháng hoặc đối với Tình Huống B thì trong [ee] Ngày Làm Việc kể từ ngày của Thông Báo Sự Kiện Bất Khả Kháng, mỗi Bên có thể gửi thông báo cho Bên kia để chấm dứt Hợp Đồng này.
Tiếng Anh:
“Article XX. Event of Force Majeure
XX.1. Event of Force Majeure means an event that is unforeseeable and of which the occurrence and consequences cannot be prevented or avoided by the Parties, including, but not limited to, typhoon, flood, fire, storm, earthquake and other natural disasters, riots, war (declared or undeclared), national emergency (declared or undeclared) insurrection, disturbance, revolution and similar military actions, civil unrest and strikes, slowdowns and other labour disputes or actions, boycott, sanctions, legal prohibition due to the changes of laws, or a serious outbreak of infectious disease affecting the general population declared by a health authority.
XX.2. When the obligations of a Party under this Agreement cannot be performed in full or in part according to the agreed terms as a direct result of an Event of Force Majeure, the Party that encounters such Event of Force Majeure (the “Hindered Party”) shall not be deemed to be in breach of this Agreement if the following conditions are met:
(a) the Event of Force Majeure was the direct cause of stoppage, impediment or delay encountered by the Hindered Party in performing its obligations under this Agreement; and
(b) the Hindered Party uses its best efforts to perform its obligations under this Agreement and to mitigate the losses to the other Party arising from the Event of Force Majeure; and
(c) at the time of the occurrence of the Event of Force Majeure, the Hindered Party immediately informs the other Party by notice in writing (the “Force Majeure Notice”), providing written information of such event within [aa] days of its occurrence, including a written statement of the reasons for the delay in implementing or partially implementing this Agreement and of the measures undertaken to overcome the Event of Force Majeure.
The Hindered Party shall be excused for performance as from the date of the Force Majeure Notice for so long as the Event of Force Majeure shall continue (but subject to the provisions of Article XX.3) and to the extent that it is unable to perform its obligations because of the occurrence of the Event of Force Majeure, and shall not be liable for damages for such non-performance or delay in performance.
XX.3. Amendment and Termination
If an Event of Force Majeure occurs and continues for a period of [bb] days consecutively (“Scenario A”) or [cc] days aggregated in any period of three hundred sixty (360) days (“Scenario B”), the Parties shall decide whether or not to amend this Agreement in the light of the impact of the Event of Force Majeure. If an agreement on amending the Agreement is not reached, in the case of Scenario A within [dd] Working Days of the date of the Force Majeure Notice or in the case of Scenario B within [ee] Working Days of the date of the Force Majeure Notice, any Party may by notice to the other Party terminate this Agreement.
Xem thêm thông tin tác giả tại ĐÂY.
- HẠN CHẾ RỦI RO TỪ ĐIỀU KHOẢN CAM ĐOAN, BẢO ĐẢM VÀ BỒI HOÀN TRONG GIAO DỊCH M&A – GÓC NHÌN TỪ BÊN BÁN - Tháng Bảy 21, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Phần 3) - Tháng Năm 25, 2024
- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ẤN ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) - Tháng Mười Một 11, 2023
One Comment