By Bao Nguyen

CHẾ ĐỊNH HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH TẠI BLDS 2015 VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 – MỘT VÀI BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH (KỲ 3)

Kỳ 3 – Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng

Xem lại Kỳ 1 – Điều kiện hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng / vi phạm cơ bản tại ĐÂY.

Xem lại Kỳ 2 – So sánh điều kiện hủy bỏ của các trường hợp hủy bỏ khác trong BLDS (ngoài vi phạm nghiêm trọng / cơ bản) đã được đề cập tại Kỳ 1 tại ĐÂY

Quy định của Điều 427 BLDS 2015 và Điều 314 LTM 2005 được trích tại bảng dưới đây: 

BLDS 2015LTM 2005
Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng  1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng 1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng,trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này. Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồngBên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng vô hiệu và huỷ bỏ hợp đồng: Tương đồng cơ bản về hệ quả nhưng khác biệt về bản chất

Hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng có nhiều nét tương đồng với hệ quả của một hợp đồng vô hiệu, đó là giao dịch quy định tại hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm được giao kết[1]. Tuy nhiên, khác với hợp đồng vô hiệu, một số điều khoản nhất định tại hợp đồng vẫn duy trì hiệu lực bất chấp việc hợp đồng đó đã bị huỷ bỏ. Kết hợp BLDS 2015 và LTM 2005 thì các điều khoản có hiệu lực không phụ thuộc vào việc hợp đồng bị huỷ bỏ (surviving clauses) bao gồm: 

  • Thỏa thuận về phạt vi phạm; 
  • Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại;
  • Thỏa thuận giải quyết tranh chấp; và
  • Thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng. 

Có một số ý kiến cho rằng ngay cả khi hợp đồng vô hiệu, điều khoản bồi thường thiệt hại tại hợp đồng đó vẫn cần được xem là duy trì hiệu lực theo quy định tại Điều 131.4 của BLDS 2015. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng nhận định này là chưa phù hợp. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên có lỗi trong hợp đồng vô hiệu là yêu cầu theo cơ chế luật định mà không phải yêu cầu theo cơ chế do hợp đồng quy định. Do đó, việc bồi thường thiệt hại này sẽ chỉ tuân theo các nguyên tắc cơ bản luật định mà không xem xét đến các giới hạn bồi thường hoặc trường hợp bồi thường cụ thể tại hợp đồng đã bị vô hiệu đó. Ngược lại, đối với hợp đồng bị huỷ bỏ, cần hiểu việc bồi thường thiệt hại là bồi thường theo cơ chế quy định tại hợp đồng (điều khoản bồi thường không bị mất hiệu lực) phù hợp với các nguyên tắc bồi thường luật định. 

Xem đầy đủ bên dưới:


*        Xem thông tin cá nhân Nguyễn Quốc Bảo tại ĐÂY.

[1]        Xem hệ quả của hợp đồng vô hiệu tại Điều 407.1 và Điều 131.1 của BLDS 2015. 

Bao Nguyen

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Kiến Thúc Pháp Lý Logo

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Kiến Thức Pháp Lý.