XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VÀ XỬ LÝ QUẤY RỒI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC TRONG NỘI QUY LAO ĐỘNG

Bộ Luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, do đó, thời điểm hiện tại cũng là lúc các doanh nghiệp đã và đang gấp rút điều chỉnh và đăng ký lại nội quy lao động của mình cho phù hợp với các quy định hiện hành cũng như là mục tiêu của công ty. Ngoài các quy định sẵn có trong Bộ Luật Lao Động 2019, một số doanh nghiệp còn muốn có những quy định khác, cụ thể và chi tiết hơn, đặc biệt là xây dựng các quy định liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cũng như trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục vì đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm và đặc biệt quan trọng.

Tùy vào văn hóa, tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp sẽ có cách quy định, xử lý khác nhau trên cơ sở các quy định hiện có của Bộ Luật Lao Động 2019. Có một vấn đề chúng ta phải thừa nhận, quy định của Bộ Luật Lao Động về vấn đề quấy rồi tính dục còn khá chung chung, tuy nhiên, có lẽ xuất phát từ tính nhạy cảm của vấn đề, nên các nhà làm luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, và trao lại cho doanh nghiệp việc xây dựng những quy định chi tiết trên cơ sở luật định.

Do đó, một số doanh nghiệp cũng sẽ gặp lúng túng trong việc làm thế nào để xây dựng được các điều khoản về thế nào là hành vi bị xem là quấy rối tình dục, nơi xảy ra hành vi quấy rối tình dục và xử lý quấy rối tình dục để đảm bảo tính đúng, đủ, bảo vệ được người bị quấy rồi (thường là những người ở thế yếu) và có hình thức xử lý đủ cứng rắn đối với người có hành vi quấy rối.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả bộ quy tắc về ứng xử quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biên soạn, tham khảo tại đây. Xin lưu ý, bộ quy tắc này chỉ có mục đích cho các doanh nghiệp tham khảo, để lồng ghép vào các quy định tại nội quy lao động chứ không phải là cơ sở pháp lý bắt buộc.

Ca Nguyen

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Kiến Thúc Pháp Lý Logo

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Kiến Thức Pháp Lý.