Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ phải tham gia chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc nếu người lao động có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề tại Việt Nam, hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 1 năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG NÀO PHẢI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI VIỆT NAM?
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ phải tham gia chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc nếu người lao động có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề tại Việt Nam, hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 1 năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức khác, và các cá nhân đã được cấp phép cho hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thuê và tuyển dụng nhân sự để làm việc theo hợp đồng lao động.
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp sau:
- Người lao động di chuyển trong nội bộ công ty theo quy định của pháp luật.
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động.
MỨC ĐÓNG VÀ THỜI GIAN ĐÓNG
Đối với người lao động:
Liên quan đến mức đóng và phương pháp đóng bắt đầu từ ngày 1/1/2022, người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo đó, hằng tháng, người lao động sẽ đóng góp 8% giá trị lương hàng tháng của mình vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Đối với người sử dụng lao động:
Hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ đóng góp vào bảo hiểm xã hội (BHXH) theo tỷ lệ tương ứng với lương tháng trên bảng lương của người lao động như sau:
- 0,5% trị giá lương tháng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- 3% trị giá lương tháng vào quỹ ốm đau và thai sản.
- 14% trị giá lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022
KHÁC
Người lao động không làm việc cũng không nhận lương hay tiền công trong một khoản thời gian ít nhất 14 ngày làm việc trong tháng sẽ không có trách nhiệm đóng BHXH của tháng đó. Tháng gian không đóng BHXH này sẽ không được tính để hưởng BHXH, ngoại trừ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người lao động thực hiện hơn một hợp đồng lao động với hơn một người sử dụng lao động và phải tham gia chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động chỉ phải đóng BHXH như đã thoả thuận tại hợp đồng lao động đầu tiên. Riêng tham gia vào bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động sẽ bắt buộc đóng BHXH bắt buộc cho mỗi hợp đồng lao động.
Nếu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Nguồn dịch từ VIVABCS
- BÀN VỀ VẤN ĐỀ TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - Tháng Bảy 14, 2021
- NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG MỚI - Tháng Sáu 4, 2021
- XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VÀ XỬ LÝ QUẤY RỒI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC TRONG NỘI QUY LAO ĐỘNG - Tháng Một 4, 2021